CÓ THỂ BẠN ĐÃ BIẾT JDM LÀ GÌ ? Ý NGHĨA CỦA JAPANESE DOMESTIC MARKET
JMD là gì ?
Nếu bạn đã từng mua, hoặc bắt gặp một sản phẩm có xuất xứ từ Nhật Bản. Nhưng khác với các sản phẩm khác nó được dán nhãn tiêu chuẩn JMD. JMD là viết tắt của Japanese Domestic Market(hàng nội địa nhật). Khác với hàng xuất khẩu, chúng là một sản phẩm chỉ có ở Nhật Bản và được cung cấp riêng cho người dân Nhật Bản. Với các tiêu chuẩn ngặt nghèo và khắt khe về môi trường, chất lượng, hàm lượng yêu cầu các sản phẩm quốc nội phải đạt được trước khi lên kệ bày bán.
Khác với hàng Nhật xuất khẩu OME (Oversea Market Exported)
Về giá cả hàng OME thường thấp hơn hàng Nhật nội địa đó có yếu tố cạnh tranh. Vì giá thành thấp hơn nên hàng Nhật xuất khẩu thường chỉ đạt chuẩn theo khu vực nơi hàng Nhật xuất khẩu tới. Các tiêu chuẩn này thường thấp hơn tiêu chuẩn nội địa Nhật. Bao bì và trên sản phẩm thường xuất hiện ngôn ngữ khác không phải tiếng Nhật. Tại sao JMD lại Made in Việt Nam, Made in Thailand, Made in China, Made in Taiwan ? Made in Việt Nam, Made in Thailand, Made in China, Made in Taiwan chính là nơi mà sản phẩm được sản xuất ra.
Nhiều bạn phân vân về JDM made in …. sự thật là vấn đề không nằm ở nơi sản xuất ra nó, mà là ở công ty sản xuất và bán nó. Thực tế là, trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay, không quan trọng một sản phẩm được sản xuất ở đâu miễn là bạn có thể tin tưởng vào công ty đã phát triển và bán nó. Đồng thời nơi nó được bán là Nhật Bản và người tiêu dùng chính là người dân Nhật Bản đầy khắt khe.
HÀNG NHẬT NỘI ĐỊA (JDM)
✔ Với tập tính khó hiểu, chỉ phục vụ các sản phẩm trong nước, nâng cao chất lượng phục vụ người tiêu dùng, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, Nhật chỉ sản xuất riêng các sản phẩm cho nước họ sử dụng mà không xuất khẩu ra nước ngoài đơn giản gọi là Hàng nội địa Nhật (JDM).
Về khoản này Nhật chắc là số 1, đẳng cấp và thương hiệu được nâng lên tầm cao mới. Họ tôn trọng các Quốc gia khác trên thế giới, nhưng CON DÂN của họ mới là số 1. Vâng, vì thế nên những gì mà họ sản xuất ra cho CON DÂN họ dùng hiển nhiên phải là những gì tốt nhất, chuẩn Nhật nhất.
✔ Tuy nhiên có 1 vấn đề cần lưu ý là: Hàng Nhật muốn đứng vững được trên thị trường thế giới cũng không thể không cân đối về giá cả khi bán ra. Dân Nhật người ít, số người nằm trong độ tuổi lao động không nhiều và còn vô vàng lý do khác khiến tiền công lao động ở Nhật cao chót vót. Vậy để giải bài toán kinh tế ấy, nhà sản xuất đã phải tìm đến các quốc gia có tiền công lao động thấp hơn như Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia… Hàng hóa sản xuất dưới sự giám sát chất lượng chặt chẽ của người Nhật đạt chất lượng Nhật, nhưng chi phí thấp hơn.
✔ Đến khi hàng dập mác hiển nhiên phải Made in…. (nước sản xuất rồi), sau đó trả về Nhật kiểm duyệt gắt gao bởi Cục đo lường chất lượng của Nhật, theo tiêu chuẩn NỘI ĐỊA NHẬT thông qua và hàng hóa đó có mã 450 → 459 và 490 → 499 GS1 Nhật Bản (Japan) đầu số mã vạch của Nhật
✔ Cũng vì thế mà có hàng hóa sản xuất 100% tại Nhật, có hàng 100% tại nước khác hoặc 1 bộ phận nào đó của sản phẩm sản xuất tại nước khác nhưng vẫn đạt CHUẨN NỘI ĐỊA NHẬT, là hàng NHẬT CHUẨN.
✔ Với những hàng NỘI ĐỊA họ sản xuất không có mục địch là bán ra thị trường khác trên thế giời. Nhưng vì sự tín nhiệm, khách du lịch, hay thương lái dùng cách này, cách khác để mua sản phẩm NỘI ĐỊA của họ ra ngoài lãnh thổ để sử dụng. Chứ không phải là không thể mua hàng chuẩn Nhật tại Việt Nam nha.
✔ Mỹ phẩm và hóa phẩm của Nhật không có hạn sử dụng ? Vì các sản phẩm này đều được kiểm soát bằng mã code, khi không dùng được nữa thì sẽ được thu hồi và tiêu hủy. Nên nếu bạn bắt gặp sản phẩm vẫn còn nằm trên kệ thì yên tâm hạn sử dụng của nó chắc chắn còn tới 3 năm sau khi mở nắp.
Đặc điểm hàng nội địa Nhật
✔ Toàn chữ Nhật, ngoại trừ dòng chữ Made in JAPAN (chữ made in + nước sản xuất).
✔ Tuy nhiên, nếu cả một sản phẩm có 1 hay vài bộ phận sản phẩm tại Quốc gia khác, họ cũng cẩn thận ghi chi tiết ra là cái gì sản xuất ở ngoài, và cái gì sản xuất ở nước họ. Tuy nhiên, đã gắn mác HÀNG NỘI ĐỊA NHẬT CHUẨN thì khâu kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn của họ đề ra đều như nhau, hoàn toàn không có gì thay đổi.
✔ Tiếp theo là sự ngộ nhận là hễ cứ nghĩ rằng mua tại bất cứ nơi đâu trên đất Nhật đều là hàng JDM, càng không phải đâu nha, hàng mà mua ở DUTY FREE sân bay vẫn chưa có thể gọi là hàng nội địa nhật 100% mà đôi khi nó được xem là hàng Nhật mua ở nước lân cận ( HÀNG OME)
Hàng xách tay nhật và hàng vận chuyển đường hàng không.
✔ Hàng sách tay do tiếp viên, có khi là nhờ được khách từ Nhật về Việt qua mối quan hệ riêng mua hộ ở Nhật về. Hàng này thường miễn thuế hàng tiêu dùng của nhật 8%, chỉ mất công vận chuyển “xách” về.
✔ Hàng chuyển Cargo: Vận chuyển qua đường không được tính theo khối lượng, trọng lượng của hàng hóa và thuế. Nếu chuyển hàng đều hàng tháng, đảm bảo hợp đồng số lượng từng tháng thì giá có “mềm” hơn chút. Tuy nhiên không thể nào đấu lại với hàng Container rồi. Mua gì cũng cần phải hiểu rõ, hiểu kỹ về sản phẩm mình mua, nguồn gốc, xuất xứ để xứng đồng tiền bỏ ra nhất là liên quan đến sức khỏe nhe.